Wind of Change: Từ Burma đến Việt Nam?

Thursday, October 4, 2007

Quan điểm của giới trẻ về các cuộc biểu tình ở Việt Nam

Trà Mi, RFA

Đó cũng là nội dung chính của phần cuối loạt hội luận về đề tài này, với sự góp mặt của bạn Thanh ở Bình Thuận, sinh viên mới tốt nghiệp khoa lịch sử, cùng với Tuấn và Huy, hai thanh niên trong độ tuổi 30 hiện đang sinh sống và làm việc tại Sài Gòn.

Sẵn sàng đứng ra bảo vệ người dân

Thanh: Nếu như hành động biểu tình đó là một hoạt dộng thực sự có ý nghĩa xây dựng thì em nghĩ hành động biểu tình là cần thiết bởi vì người ta biểu tình là để đòi hỏi các quyền lợi của người ta, chằng hạn đối với các vấn đề bức xúc như anh nói là giá thuốc tăng v.v. đều có ảnh hưởng tới tất cả mọi người.

Em nghĩ tại sao ở Việt Nam không có những cái hội, giống nhưầnh Tuấn vừa nói là hiệp hội lâm thời đó, đứng ra bảo vệ cho người dân. Nếu như được quyền đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người dân thì em thực sự đứng lên và dám làm những việc như thế. Tức là đứng lên không chỉ đòi quyền lợi cho mình mà còn cho mọi người nữa.

Huy: Như vậy anh và anh Tuấn lập hiệp hội rồi anh với em cùng ký tên (cả 3 người cùng cười).

Thanh: Thành lập hiệp hội rồi cùng biểu tình nghe anh.

Theo em, biểu tình có thể là do một nhóm người hoặc số đông tổ chức, nhằm đòi hỏi một quyền lợi thống nhất. Bạn Trường nói là “có tổ chức” thì em thấy nhiều khi chưa chắc gì họ có tổ chức, nhiều khi chỉ là biểu tình mang tính tự phát chứ không phải do một người hay một tổ chức nào đứng ra lãnh đạo.

Huy: Tốt lắm. Chẳng hạn ba cái vụ như nước mắm ure, nước tương có chất gây ung thư... vậy đó.

Thanh: Dạ.

Trà Mi: Cái đó là mong mỏi của người trẻ nhưng việc có thể biến các mong mỏi đó thành hiện thực hay không thì các bạn thấy chặng đường này có xa không?

Tuấn: Còn xa lắm.

Huy: Tôi nghĩ là còn xa.

Thanh: Bởi vì em cảm thấy những cái gì thuộc về mặt chính trị, xã hội thực sự thay đổi rất là chậm, và sự thay đổi nhanh hay chậm còn thuộc tư duy của người lãnh đạo có thay đổi nhanh hay không nữa. Và em cảm thấy thực sự nó thay đổi chậm.

Huy: Cho anh hỏi một câu. Theo em thì tỷ lệ lòng tin (của người dân) đối với người lãnh đạo hiện giờ khoảng bao nhiêu phần trăm?

Thanh: Ý anh nói là lãnh đạo của cả đất nước hay là lãnh đạo của một chuyện nào đó?

Huy: Chúng ta hãy theo một khái niệm chung chung đi. Theo em thì sự cảm phục của em đối với một cấp lãnh đạo gần nhất của em thôi, một cấp chính quyền gần nhất của em, thì tỷ lệ lòng tin của em bao nhiêu phần trăm?

Thanh: Câu hỏi của anh đối với em là hơi rộng bởi vì thực sự em tiếp xúc với xã hội chưa nhiều, nhưng lấy lấy thí dụ về Đại hội X thì thực sự giới lãnh đạo người ta cũng rất cố gắng cải cách rồi đó. Lòng tin của mình cũng được củng cố một chút so với các thời kỳ khác. Từ Đại hội X em cảm thấy thực sự là em có am hiểu hơn về chính trị, em cảm thấy giới lãnh đạo người ta có cái gì đó đổi mới, có gì đó mạnh mẽ hơn hồi trước.

No comments: