Wind of Change: Từ Burma đến Việt Nam?

Wednesday, October 31, 2007

Tuổi Trẻ và Hoạt Động

Bấm vào đây để nghe file âm thanh: http://radiochantroimoi.com/spip.php?article2783
Radio Chân Trời Mới

Ngày 18 tháng 10, 2007
Đan Thanh

Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng nghe và chắc hẳn đồng ý với câu “tuổi trẻ là tương lai của xã hội.” Sau đây là vài suy nghĩ mà Đan Thanh thu lượm được chung quanh chủ đề liên quan đến câu nói ấy: đó là các đời sống và sinh hoạt của các sinh viên, cũng như ảnh hưởng của những sinh hoạt này trong xã hội. Lý do mà Đan Thanh có ý tưởng thực hiện một chương trình với chủ đề này là vì Đan Thanh sinh sống ở Hoa Kỳ khá lâu và may mắn được hấp thụ nền giáo dục đại học Hoa Kỳ, nên rất quen thuộc với lối sinh hoạt của sinh viên tại đây.

Và từ khi phụ trách thêm chương trình NCGC cho radio CTM đến nay, thì Đan Thanh lại có cơ hội đọc những dòng tâm tình của nhiều bạn sinh viên trong nước, từ đó có cơ hội so sánh những tương đồng và dị biệt giữa đôi bên. Đan Thanh còn nhớ tại trường đại học mà Đan Thanh theo học có khoảng 16,000 sinh viên.

Và cũng vào thời điểm đó thì con số các hội đoàn/tổ chức sinh viên do tại trường lên đến khoảng 200 nhóm. Các nhóm này tuy được trường đại học bảo trợ một số ngân quỹ nhất định, nhưng hoàn toàn được thành lập bởi sinh viên và được điều khiển do thành viên trong nhóm. Mục đích và phương thức sinh hoạt của nhóm tùy thuộc vào các thành viên – có những hội thể thao và giải trí như hội bóng bầu dục, bóng chuyền, khiêu vũ hay cờ vua, v.v… có hội lập theo ngành nghề ví dụ như kỹ sư, y tế, giáo viên tương lai… và dĩ nhiên, có các hội được thành lập theo bản sắc dân tộc, như hội sinh viên Việt Nam, hội sinh viên Hàn Quốc, hội sinh viên Nhật Bản, v.v… có những hội đoàn tôn giáo như sinh viên công giáo, sinh viên hồi giáo, hay sinh viên tin lành… Lại có hội được thành lập dựa trên quan điểm sống như hội các sinh viên ăn chay trường hoặc hội sinh viên yêu thú vật… Và có rất nhiều hội mà Đan Thanh không thể nhớ hết.

Để thành lập một hội đoàn sinh viên, chỉ cần một nhóm nhỏ có sáng kiến lập hội, đưa ra những mục đích của hội, và cần một giáo viên đồng ý làm cố vấn cho hội đó. Chính vì thế, nên trường đại học mới có thật nhiều hội sinh viên khác nhau, thu hút các sinh viên với những sở thích khác nhau. Chưa chắc rằng tất cả các hội sinh viên này đều có những sinh hoạt bổ ích cho xã hội, tuy nhiên, theo Đan Thanh, thì sự hiện diện của các hội đoàn do chính sinh viên thành lập, tự nó cũng đã là một điều bổ ích. Bởi nó chứng tỏ được một điều quan trọng về những người trẻ lớn lên trong xã hội Hoa Kỳ: đó là họ rất có tinh thần tự lập – khi thấy có nhu cầu làm một điều gì đó, thì họ tự khởi xướng và thi hành chứ không thụ động chờ đợi người lớn hay nhà trường làm giùm cho họ.

Bên cạnh đó, từ sự năng động thành lập những hội đoàn giải trí hay những hội đoàn chỉ mang ích lợi cho các thành viên, tuổi trẻ dễ dàng bước sang lãnh vực khác là thành lập những hội đoàn mang tích cách thiện nguyện xã hội, và xa hơn nữa, mang một số quan điểm chính trị để đòi hỏi quyền lợi cho sinh viên, hoặc một thành phần nào đó trong xã hội. Ví dụ điển hình là hội sinh viên Việt Nam. Tại những nơi đông dân cư Việt Nam, thì hầu như mỗi trường đại học Hoa Kỳ đều có hội sinh viên Việt Nam. Những hội này được thành lập khi một số sinh viên Việt Nam tại trường nhận thấy nhu cầu bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam, và chính họ đã chủ động tìm cách lập hội chứ không chờ nhà trường làm việc đó. Và từ những sinh hoạt mang tính cách thuần túy văn hóa như tổ chức văn nghệ hay tết trung thu tại trường, các sinh viên Việt Nam dần nhận thấy họ có khả năng làm nhiều hơn nữa để đòi hỏi quyền lợi sinh viên của họ, ví dụ như gây áp lực với nhà trường để mở các lớp về văn hóa Việt Nam hoặc các lớp Việt ngữ.

Nhìn xa hơn khuôn viên đại học, các sinh viên cũng nhận thấy họ cần làm nhiều hơn nữa để đóng góp cho cộng đồng và xã hội quanh mình. Từ những kinh nghiệm trong khuôn viên đại học, những sinh viên này bắt đầu thành lập những hội đoàn trẻ ngoài cộng đồng. Họ không còn lệ thuộc vào nhà trường hay thế hệ đi trước mà tự mình vạch ra đường lối sinh hoạt riêng. Đôi khi là những sinh hoạt xã hội như rửa xe gây quỹ cho trẻ em mồ côi hay cho những nạn nhân bão lụt. Cũng đôi khi là những buổi thắp nến cho tự do tôn giáo. Đôi khi lại là những đại hội để gặp gỡ và thảo luận về tương lai – tương lai của cộng đồng Việt Nam nơi địa phương cũng như tương lai của đất nước Việt Nam mà cho dù xa cách, họ vẫn không quên. Có lẽ quý thính giả rất quen thuộc với những cái tên như Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu, Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Đường, Tổng Hội sinh viên Việt Nam miền Nam Cali, v.v… Những đoàn thể trẻ này đang sinh hoạt rất tích cực và là một phần tử quan trọng trong cộng đồng Việt Nam địa phương, nhưng hơn nữa, chắc quý vị và các bạn cũng được biết đến các sinh hoạt hướng về quê hương - từ chuyến đi thiện nguyện về Kiên Giang để giúp đỡ trẻ em nghèo, đến những đại hội để thảo luận về tự do và dân chủ, hay những buổi gây quỹ ủng hộ dân oan khiếu kiện…

Từ một hội sinh viên nhỏ nơi trường học, các bạn đã trưởng thành và đã tích cực làm việc để thay đổi những gì mà họ nhận thấy là chưa hoàn hảo trong xã hội. Theo dõi các sinh hoạt của họ, Đan Thanh nhận thấy rằng nền giáo dục Hoa Kỳ đã mang cho tuổi trẻ Việt Nam một số hành trang rất cần thiết trong cuộc sống:

Thứ nhất, họ có khả năng nhận định sự thật, nhìn thấy mặt phải cũng như mặt trái của xã hội. Trong khi đó, Đan Thanh thoáng buồn mỗi khi nhận được thư của các bạn trẻ trong nước chia sẻ rằng, cho đến khi làm quen với radio CTM, thì họ không hề biết sự thật về đảng Cộng Sản, về nhân vật Hồ Chí Minh, hoặc ngay cả về xã hội Việt Nam hiện nay. Có bạn còn hỏi rằng nghe đài CTM có là phạm pháp không. Hệ thống giáo dục nhồi sọ và thông tin một chiều đã không cho họ cơ hội nhận định phải trái, ngay cả đối với quyền tự do của chính bản thân - bởi vì họ chưa từng có đủ dữ kiện để nhận xét đâu là thật đâu là hư, đâu là tốt đâu là xấu…

Điều thứ hai mà Đan Thanh nhận thấy là sống tại Hoa Kỳ, người trẻ Việt Nam lớn lên với tư duy tự do nên họ khi nhìn thấy những mặt trái của xã hội, họ không ngần ngại đặt vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề đó. Ví dụ như khi nhận thấy trường đại học chưa đáp ứng được nhu cầu của các sinh viên gốc Việt, họ đặt câu hỏi tại sao và tìm cách giải quyết vấn đề. Ngược lại, trong khi nhiều lá thư của các bạn trẻ trong nước gửi cho Đan Thanh và Hồng Thuận đều chia sẻ rằng nếu đôi khi có nhìn thấy những điều sai trái, thì các bạn vẫn không đứng lên đòi hỏi quyền lợi vì lo sợ cho an nguy của chính mình hoặc gia đình. Sự kiểm soát và đàn áp có hệ thống đã làm cho họ sống trong tư duy sợ hãi thay vì tư duy tự do.

Điều khác biệt thứ ba mà Đan Thanh nhận thấy nơi tuổi trẻ trong và ngoài nước là sự tự tin vào khả năng của chính mình. Nền giáo dục tự lập giúp cho các bạn trẻ tại Hoa Kỳ có được sự tự tin cần thiết vào chính bản thân. Vì thế, khi nhìn thấy mặt trái của xã hội, họ không ngần ngại đặt vấn đề, và sau đó, có những kế hoạch cụ thể và hành động thực tiễn để giải quyết vấn đề đó. Họ tin tưởng rằng mình có khả năng mang lại những thay đổi mình muốn thấy, và kiên trì theo đuổi mục tiêu cho đến khi thành công. Trong khi, rất nhiều bạn trong nước gửi thư tâm sự với Đan Thanh và Hồng Thuận đều chia sẻ ý nghĩ mình chỉ là một người hoặc một nhóm quá nhỏ, nên dù có nhìn thấy những bất công trong xã hội, có muốn làm một điều gì đó, thì vẫn cảm thấy bất lực.

Thưa quý vị và các bạn, nêu lên những ưu tư này, Đan Thanh chỉ muốn nói lên một điều: Đó là môi trường giáo dục và xã hội đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự trưởng thành của mỗi người trẻ trong đời sống và xã hội. Và, trong hơn 30 năm qua, thì hệ thống giáo dục và xã hội Việt Nam đã KHÔNG tạo nên một môi trường bổ ích cho sự trưởng thành của thế hệ trẻ. Ngày hôm nay, có rất nhiều bạn trẻ Việt Nam được đi du học tại Hoa Kỳ hoặc nhiều quốc gia khác, và cùng với hệ thống internet toàn cầu, các bạn trong nước cũng có thể học hỏi khá nhiều từ các quốc gia khác, mặc dù không có cơ hội đi du học. Đan Thanh hy vọng rằng chính các bạn sẽ chủ động đứng lên, tạo dựng cho mình một môi trường và một xã hột tốt đẹp hơn. Đừng để cho đường lối giáo dục nhồi sọ và chính sách đàn áp của Đảng Cộng Sản Việt Nam làm cho bạn trở thành một người sống trong sợ hãi và tự ti. Hãy tự quyết định một triết lý sống lạc quan hơn cho mình, các bạn nhé

Tuesday, October 9, 2007

Mi‰n ñiŒn: ñÓi LÆp Bác BÕ ñÓi Thoåi Có ñiŠu KiŒn


(Rangoon - VNN) Hãng AP ngày 9-10 loan tin, Çäng ÇÓi lÆp Mi‰n ñiŒn do bà Aung San Suu Kyi lãnh Çåo hôm nay loan báo Çã bác bÕ các ÇiŠu kiŒn cûa nhà cÀm quyŠn quân s¿ Ç¥t ra trܧc khi mª ÇÓi thoåi. Trong m¶t thông cáo cûa Liên ñoàn QuÓc gia vì Dân chû ph° bi‰n hôm nay cho bi‰t, "S¿ thành công ÇÓi thoåi d¿a trên s¿ chân thành, tôn tr†ng và trong tinh thÀn trao Ç°i. ThiŒn chí muÓn ÇÓi thoåi thành công là ÇiŠu chû y‰u, së không phäi Ç¥t ra các ÇiŠu kiŒn tiên quy‰t nào".

TuÀn qua nhân vÆt sÓ 1 trong h¶i ÇÒng an ninh quÓc gia tܧng Than Shwe tuyên bÓ, có th‹ mª ÇÓi thoåi v§i bà Aung San Suu Kyi v§i 2 ÇiŠu kiŒn là chÃm dÙt kêu g†i quÓc t‰ trØng phåt và không ÇÓi ÇÀu v§i chính phû. ñi xa hÖn, nhà cÀm quyŠn quân s¿ còn b° nhiŒm thÙ trܪng Lao Ƕng làm Ç¥c sÙ liên låc v§i ÇÓi lÆp. Báo chí nhà nܧc ca tøng tܧng hÒi hÜu Aung Kyi là m¶t ngÜ©i "ôn hòa có kinh nghiŒm giao ti‰p", hy v†ng së tåo ra không khí tÓt ÇËp trong quan hŒ gi»a nhà cÀm quyŠn và ÇÓi lÆp. Báo Ánh sáng m§i do nhà nܧc ki‹m soát Çi xa hÖn, ngø š cho Çây cÛng là m¶t ân huŒ và thiŒn chí cûa nhà nܧc ban cho ÇÓi lÆp. Qua viŒc thông báo tØ chÓi ÇÓi thoåi có ÇiŠu kiŒn, Çäng cûa bà Aung San Suu Kyi nhÜ m¶t gáo nܧc lånh làm cho các tܧng lãnh Mi‰n tÌnh táo hÖn.

Theo tin BBC hôm 9-10 ông Ye Min Tun m¶t nhà ngoåi giao kÿ c¿u cûa Mi‰n có nhiŒm sª ª Luân ñôn Çã tØ chÙc, nói r¢ng ông không th‹ làm viŒc cho ch‰ Ƕ Çàn áp các nhà sÜ tay không. Nhà ngoåi giao Ye Min Tun giäi thích thêm: "Là m¶t phÆt tº ông rÃt Çau lòng khi thÃy các nhà sÜ Çáng tôn kính bÎ Çánh ÇÆp chÌ vì yêu nܧc thÜÖng dân".

Monday, October 8, 2007

Nên tìm hiểu thêm:

Bạn có muốn tìm hiểu thêm các thức đối đầu bất bạo động với chế động độc tài một cách quyết liệt và hữu hiệu như ngưòi dân Miến Điện. Xin bấm vào đây:http://www.viettan.org/rubrique.php3?id_rubrique=264

Đài Radio Chân Trời Mới Phỏng Vấn Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân về


Cuộc Đấu Tranh Của Người Dân Miến Điện

Ngày 6 tháng 10, 2007

Kính thưa quý thính giả, từ ngày 1/10/2007 đến nay, cuộc biểu tình của các nhà sư và nhân dân Miến Ðiện đã bị nhà cầm quyền quân phiệt Miến Ðiện đàn áp mãnh liệt. Báo chí cho biết có khoảng ít nhất là 200 người bị chết và hơn 2000 người đã bị bắt. Mỗi ngày tuy có thả ra một số người nhưng chính quyền Miến vẫn tiếp tục lùng sục những người tham dự biểu tình và bắt đi nhiều người, có hôm lên tới 8 xe tải của quân đội.
Trong khi đó, một cách chậm chạp, sau khi mọi sự đã lắng đọng người ta mới thấy sự lên tiếng nhiều hơn của cộng đồng quốc tế.
Phải chăng vì sự can thiệp một cách thờ ơ của thế giới mà cuộc đấu tranh của người dân Miến Ðiện đã bị dập tắt ? Phải chăng công cuộc đấu tranh của người dân Miến Ðiện lại thêm một lần nữa thất bại ?
Trong chương trình hôm nay, xin mời quý thính giả theo dõi những nhận định của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Ðảng về những câu hỏi vừa nêu.

Chân Trời Mới : Kính chào ông Lý Thái Hùng, xin mời ông lên tiếng chào quý thính giả nghe đài.

LýThái Hùng :Kính chào chị và xin kính chào quý thính giả.

Chân Trời Mới : Trước hết xin ông có thể tóm lược và nhận định về tình hình những ngày xuống đường cuối cùng của nhân dân Miến Ðiện ?

Lý Thái Hùng : Thưa chị và thưa quý vị thình giả. Cuộc biểu tình của người dân Miến Điện chính thức bắt đầu từ ngày 19 tháng 8 năm 2007, nhằm chống lại quyết định tăng giá nhiên liệu của chính quyền quân phiệt Miến vào ngày 17 tháng 8. Cuộc biểu tình này đã chia làm hai giai đoạn đáng chú ý.

- Giai đoạn một khởi sự từ ngày 19 tháng 8 kéo dài đến ngày 5 tháng 9, với sự chủ động của một số nhà dân chủ trong các lực lượng chống chính quyền quân phiệt Miến. Tuy có bị đàn áp nhưng vì số người tham gia biểu tình còn ít nên chưa tạo được tiếng vang lớn trong dư luận.

- Giai đoạn hai khởi sự từ ngày 5 tháng 9 kéo dài đến ngày 29 tháng 9, khi các nhà sư Miến Ðiện nhập cuộc và đã đưa cuộc biểu tình lên cao điểm với hơn 100 ngàn người tham gia vào ngày 25 tháng 9. Liên tục từ ngày 25 đến 29 tháng 9, hàng chục ngàn nhà sư dẫn đầu cuộc biểu tình với sự ủng hộ của dân chúng và các lực lượng chống chính quyền quân phiệt Miến đã tạo sự chú ý trong dư luận quốc tế ngay vào lúc xảy ra lễ khai mạc hội nghị lần thứ 62 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Mặc dù khí thế lớn mạnh của các cuộc biểu tình đã lan rộng nhanh chóng trong thủ đô Rangoon, nhưng số lượng dân chúng tham gia vẫn chưa đông. Các nhà sư và những người lãnh đạo các lực lượng chống đối lại đẩy mục tiêu cuộc biểu tình lên quá nhanh, thay vì tiếp tục kéo dài ở mục tiêu tạo áp lực đòi chính quyền ngưng tăng giá nhiên liệu để cho nhiều thành phần quần chúng tham gia đông đảo hơn, họ lại đẩy tới mục tiêu kêu gọi dân chúng lật đổ chế độ quân phiệt nhưng lại chưa chuẩn bị thế đối đầu quyết liệt này, cho nên khi bị chính quyền quân phiệt ra tay đàn áp thì toàn bộ đoàn biểu tình bị tan rã khi lực lượng công an truy bức những nhà sư hay những người cầm đầu các lực lượng chống đối chính quyền quân phiệt Miến.

Từ ngày 1 tháng 10 cho đến ngày hôm nay, chính quyền quân phiệt Miến đã bắt giữ ít nhất là hai ngàn người mà họ tình nghi là lãnh đạo phong trào đấu tranh, trong đó có cả một số vị lãnh đạo các lực lượng chống đối của thời năm 1988. Chính quyền quân phiệt Miến có thả ra khoảng 200 nhà sư nhưng đa số là những nhà sư trẻ, không phải là những nhân vật chủ chốt. Trong khi đó có khoảng 200 nhà lãnh đạo phong trào đã bị bắt và dẫn đi mất tích. Chính vì sự đàn áp này, tình hình biểu tình hiện nay đang ở trong tình huống lắng đọng; nhưng chưa biết là nó sẽ có thể bộc phát lúc nào vì thứ nhất là thế giới đang tiếp tục lên tiếng đòi nhà cầm quyền quân phiệt Miến không ra tay đàn áp mạnh mẽ nhng người đã bị bắt v thứ hai là những nhà sư cũng như các nhân sự lãnh đạo các lực lượng chống đối đang lẩn trốn trong dân và chưa bị bắt.

Do đó, trên bề nổi, cuộc biểu tình của các nhà sư và của dân chúng Miến Điện coi như bị đàn áp và đang bị nhóm lãnh đạo quân phiệt truy bức gắt gao, nhưng bên dưới những sự truy bức và đàn áp này, đang có sự rạn nứt trầm trọng trong thành phần quân phiệt Miến, người ta chưa biết rõ là tình hình sẽ đi về đâu trong thời gian tới.

Chân Trời Mới : Nhiều người cho rằng cuộc đấu tranh của nhân dân Miến Ðiện lần này tiếp tục bị dập tắt là vì thế giới can thiệp một cách quá thờ ơ. Ông nhận định ra sao về kết luận này ?

Lý Thái Hùng : Như tôi vừa chia sẻ bên trên, những nhà lãnh đạo phong trào biểu tình đã đẩy mục tiêu của cuộc đấu tranh đi quá nhanh thay vì tiếp tuc giữ mục tiêu đòi nhóm lãnh đạo ngưng không áp dụng việc tăng giá nhiên liệu thì lại đòi lật đổ chế độ quân phiệt trong khi quần chúng chưa tham gia đông đảo. Trước làn sóng này, bất cứ chế độ quân phiệt hay chế độ độc tài nào cũng lo sợ bị lật đổ nên phải ra tay đàn áp. Vào lúc đối đầu quyết liệt này quả thật là sự lên tiếng can thiệp của thế giới rất là quan trọng, vì sẽ làm chùn buớc sự đàn áp. Nhưng sự lên tiếng của thế giới sẽ chỉ có hiệu lực hay nói đúng hơn là chỉ có tác dụng bó tay bó chân chế độ độc tài khi làn sóng người dân, đủ mọi thành phần tràn ngập khắp nơi và nhất là những công nhân viên nhà nước bắt đầu nao núng truớc những sức ép của đoàn biểu tình. Vì ta nên nhớ là thế giới dù là Hoa Kỳ, Thái Lan, Úc, Nhật Bản, Pháp chỉ có thể áp lực cấm vận kinh tế, cô lập ngoại giao nhưng không thể đem quân vào cứu giúp người dân biểu tình khi họ bị đàn áp.

Trong cuộc biểu tình vừa qua, chúng tôi nghĩ rằng các quốc gia trên thế giới không thờ ơ, đa số quan tâm theo dõi và đã có phản ứng như tổng thống Hoa Kỳ, tổng thống Pháp, ngoại trưởng Anh, thủ tướng Úc và các quốc gia ASEAN đã lên tiếng phản đối rất mạnh mẽ ngăn cản chính quyền quân phiệt đàn áp người dân. Ngoài ra, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cũng đã cử đặc sứ bay sang Miến Ðiện để áp lực nhà cầm quyền quân phiệt Miến. Với những nỗ lực này, tôi nghĩ là thế giới đã rất tích cực can thiệp.

Tuy nhiên, quốc tế đã không thể làm gì hơn vì đoàn biểu tình của các nhà sư và của người dân Miến Điện trong suốt mấy tuần lễ cuối tháng 9 vừa qua đã không diễn ra liên tục. Sáng thì biểu tình chiều thì giải tán, nhất là không có một cứ điểm duy nhất để tạo điểm tựa thu hút sự tụ tập quần chúng ngày một gia tăng hơn. Chính vì thiếu sự đấu tranh liên tục và không có tụ điểm nên các nhà lãnh đạo phong trào biểu tình đã không khai thác trọn vẹn những sự lên tiếng của các quốc gia tự do vốn rất chừng mực và vừa phải theo đường hướng ngoại giao của họ như chúng ta thấy. Do đó tôi không nghĩ rằng thế giới thờ ơ trong vụ biểu tình của người dân Miến mà ngược lại, các nhà lãnh đạo phong trào biểu tình Miến chưa khai thác đủ những yểm trợ này để tạo thêm sức mạnh cho họ mà thôi.

Chân Trời Mới : Trước cục diện ngày hôm nay không phải theo chiều hướng tốt đẹp như mọi người yêu chuộng tự do và dân chủ mong muốn, theo ông, chúng ta có thể kết luận là cuộc đấu tranh lần này của người dân Miến Ðiện đã thất bại hay không ?

Lý Thái Hùng : Tôi thì không nghĩ rằng cuộc đấu tranh của người dân Miến Điện lần này đã thất bại mà trái lại, tôi cho rằng họ đã thành công khi biết khai thác vụ tăng giá nhiên liệu để dấy lại một phong trào đấu tranh chống lại chính quyền quân phiệt Miến, vốn đã bị đàn áp và dập tắt dã man vào năm 1988 khiến cho hơn 3000 người bị tử thương. Do đó, nếu nói rằng cuộc biểu tình thất bại vì chưa đạt mục tiêu đòi chính quyền ngưng áp dụng chính sách tăng giá nhiên liệu thì đúng, nhưng từ đó quy kết rằng cuộc đấu tranh lần này của dân tộc Miến thất bại thì tôi nghĩ chúng ta quá bi quan và chờ đợi quá lớn ở cuộc biểu tình vừa mới gượng dậy sau gần 20 năm bị đàn áp và khống chế một cách dã man của nhóm quân phiệt.

Hình ảnh hàng chục ngàn nhà sư cùng với hàng trăm ngàn dân Miến biểu tình tại thủ đô Rangoon đã dấy lên một sinh khí mới không chỉ cho dân tộc Miến mà còn có những tác động rất tích cực đến các dân tộc Việt Nam, Trung Quốc. Sự khai thác yếu tố dân sinh để châm ngòi cho cuộc chính biến với mục tiêu vận động quần chúng Miến vùng dậy lật đổ chế độ quân phiệt Miến là một kỹ thuật đấu tranh mà chúng ta cần phải học hỏi. Tôi nghĩ rằng với tình trạng kinh tế suy kiệt của Miến Điện và với những sự lên tiếng áp lực của thế giới về kinh tế, chính trị... sẽ làm cho xã hội Miến Điện càng trở nên suy kiệt, đẩy nhóm lãnh đạo quân phiệt rơi vào những tình thế lúng túng với những biện pháp dân sinh theo kiểu đầu voi đuôi chuột trong những ngày tới. Đó là những cơ hội tốt để làm bộc phát trở lại các cuộc biểu tình lớn như trong những ngày vừa qua, bởi vì điểm cuối của cuộc cách mạng nào cũng phải đi qua những cuộc biểu tình như dân tộc Miến đã làm và sẽ làm trong thời gian tới. Với những cuộc nổi dậy này và những áp lực của thế giới thì chúng tôi nghĩ rằng là bất cứ chính quyền độc tài nào cũng sẽ bị tan rã trước sự vùng dậy của người dân như các cuộc cách mạng mà chúng ta đã từng thấy tại Ðông Âu cách nay 20 năm, các cuộc cách mạng màu ở Ukraina, Kyrzistan, Serbia... Tôi nghĩ rằng là cuộc biểu tình bị đàn áp vừa rồi không phải là một sự thất bại hoàn toàn : họ chưa đạt được mục tiêu đấu tranh trong việc đòi ngưng tăng giá nhiên liệu ; nhưng họ vẫn còn có những cơ hội trong thời gian sắp tới, vì tình hình thế giới ngày càng thuận lợi hơn và sự phân hóa trong nội bộ của chính quyền Miến Ðiện đang bị đào sâu hơn.

Chân Trời Mới : Nhiều người cho rằng chính vì phương thức đấu tranh mà người dân Miến Ðiện chọn lựa đã đưa đến thất bại này. Tức là chiêu thức ban ngày tập họp xuống đường, chiều về giải tán và ngày hôm sau tái tập trung đã làm cho chính quyền dễ bẻ gẫy, săn bắt những người đầu não và đưa đến sự tê liệt những ngày cuối. Xin ông cho biết ý kiến về nhận định này ?

Lý Thái Hùng : Cuộc biểu tình vừa qua của các nhà sư và người dân Miến đã có lúc quy tụ trên 100 ngàn người tham gia là một điểm son đáng ca ngợi. Nhưng qua vụ đàn áp hiện nay của nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện, chúng ta có thể rút tỉa những bài học từ những cuộc biểu tình vừa qua như sau :

1/Các cuộc biểu tình đã thiếu sự liên tục. Sáng tập họp chiều giải tán và nhất là không có một điểm tựa tụ tập một chỗ để làm nơi quy tụ đông đảo người dân tham gia, và nhất là tạo điểm thách đố cho mục tiêu đòi hỏi của đoàn biểu tình. Khi không có điểm tụ tập, khó tác động để sự tham gia đông đảo của quần chúng ngày một gia tăng. Hơn thế nữa, cuộc biểu tình tuy có sắc thái đặc biệt là sự tham gia của các nhà sư nhưng lại thiếu rất nhiều thành phần khác như sự tham dự của sinh viên, công viên chức chính quyền - vốn là hai lực lượng xung kích có rất nhiều tiềm lực lôi kéo sự tan rã từ chính trong nội bộ của nhóm quân phiệt.

2/Cuộc biểu tình vừa qua thiếu một thành phần lãnh đạo nòng cốt qua đó xuất hiện trước dư luận quốc tế như là những nhân vật đối đầu với chế độ. Do đó mà khi chế độ quân phiệt ra tay đàn áp và truy bức các nhân vật lãnh đạo, thế giới đã không biết đến để lên tiếng áp lực. Rốt cuộc là những nhà sư và những nhà lãnh đạo của các nhóm chống đối phải bỏ trốn. Nếu có thành phần lãnh đạo của đoàn biểu tình ngay từ đầu thì khi Liên Hiệp Quốc cử đặc sứ đến Miến Điện, thay vì chỉ gặp bà Aung San Suu Kyi đang bị quản chế, sẽ gặp những nhà lãnh đạo đấu tranh đang biểu tình để vừa giúp củng cố tư thế chính trị của họ, vừa ngăn chận sự đàn áp.

3/Cuộc biểu tình vừa qua tổ chức trong giai đoạn đầu rất là hay, đó là tổ chức lan rộng ở các địa phương để thu hút số đông quần chúng trước khi tiếp ứng về Trung Ương. Nhưng khi trung ương bị đàn áp, các nhà lãnh đạo biểu tình đã không tổ chức các cuộc biểu tình ở các tỉnh thành địa phương để tiếp tục duy trì áp lực và vận động sự lên tiếng của thế giới khi bị đàn áp dữ dội

4/Các nhà lãnh đạo cuộc biểu tình đã đưa mục tiêu đòi hỏi đi quá xa trong khi mục tiêu ban đầu chưa đạt kết quả. Cần rút tỉa là phải có những thành quả nhỏ cho từng giai đoạn để thu hút sự ủng hộ của quần chúng trước khi tiến lên những mục tiêu cao hơn, và khi đó sẽ tạo nên những áp lực mạnh mẽ lên chính quyền.

Tuy có một vài khuyết điểm, nhưng chúng ta cần nhận ra rằng cuộc biểu tình lần này tại Miến Ðiện đã có những chuyển biến rất tích cực :

Thứ nhất là tạo sự quan tâm dư luận của thế giới về cuộc đấu tranh của dân tộc Miến vốn đã đi vào quên lãng cách nay 20 năm, sau khi bị đàn áp khốc liệt vào năm 1988.

Thứ hai là đã làm cho thành phần lãnh đạo trong quân đội bị rạn nứt. Theo nhiều tin tức cho biết là sau nhiều năm siết chặt hàng ngũ nắm giữ quyền lực, trong cuộc biểu tình vừa qua nhiều tướng lãnh và quân nhân đã bất mãn các hành động đàn áp của thành phần lãnh đạo quân phiệt hiện tại. Tôi nghĩ đây là một trong những mấu chốt góp phần vào sự thay đổi trong thời gian tới tại Miến Ðiện

Thứ ba là những hình thái đấu tranh bất bạo động đã được thực thi rất nghiêm chỉnh tại Miến xuyên qua các cuộc biểu tình của các nhà sư đã tạo một sắc thái mới của những cuộc đấu tranh quần chúng tại Á Châu trong thời gian tới. Tôi nghĩ phương thức đấu tranh này sẽ được tiếp tục ứng dụng trong những ngày sắp tới tại Việt Nam, Trung Quốc.


Chân Trời Mới : Thưa ông, lần trước sau khi tóm lược những diễn tiến của hơn 30 ngày đấu tranh của các nhà sư và nhân dân Miến Ðiện, ông nhìn thấy viễn cảnh cuộc đấu tranh này có thể sẽ đưa đến một giải pháp phấn khởi là chính quyền độc tài Miến Ðiện sẽ phải đối thoại với bà Aung San Suu Kyi với sự ủng hộ của các nước tự do. Theo ông thì lý do nào đã làm cho viễn cảnh này không xảy ra ?

Lý Thái Hùng : Chưa xảy ra không có nghĩa là sẽ không xảy ra trong thời gian tới. Như tôi trình bày ở trên, tuy cuộc biểu tình đang bị đàn áp nhưng trước sự lên án và cô lập mạnh mẽ của thế giới, chính quyền quân phiệt Miến sẽ phải chùn tay. Họ đang bắt giữ trên 2000 người nhưng tôi nghĩ là họ sẽ không thể khống chế họ như năm 1988 mà sẽ phải phóng thích và phải đối thoại với bà Aung San Suu Kyi vì hai lý do :

1/Nội bộ quân phiệt Miến đang bị phân hóa trầm trọng
2/Bà Aung San Suu Kyi vẫn là một biểu tượng lớn của Miến. Nếu quân phiệt Miên không chấp nhận đối thoại thì sẽ bị chống đối tiếp từ quần chúng và tình hình sẽ rơi vào thế khủng hoảng ngày một gia tăng mà thôi.

Việc chính quyền Miến Ðiện đối thoại với bà Aung San Suu Kyi là giải pháp mà Liên Hiệp Quốc cũng như các nước trên thế giới đang mong đợi để mở ra một tương lai mới cho Miến Ðiện.

Chân Trời Mới : Thưa ông, với cuộc xuống đường hàng lớp lớp của nhân dân Miến Ðiện trong hơn tháng qua đã làm cho chúng ta liên tưởng đến cuộc xuống đường tập trung của đồng bào khiếu kiện tại Sài Gòn cũng kéo dài một tháng trong tháng 7 vừa qua. Tuy tầm vóc khác nhau nhưng kết cuộc là hai biến cố đều bị dập tắt. Ông có thể so sánh hai trường hợp này khác nhau như thế nào?

Lý Thái Hùng : Tôi nghĩ là hai cuộc biểu tình của Miến Điện vừa qua và cuộc đấu tranh liên tục 27 ngày của dân oan khiếu kiện tại văn phòng II quốc hội CSVN ở Sài Gòn tuy có một vài điểm giống nhưng tầm vóc và kết cuộc có khác nhau.

Trước hết, cả hai cuộc biểu tình giống nhau ở điểm là đều xuất phát từ một nhu cầu dân sinh, tức là đòi hỏi nhà cấm quyền độc tải giải quyết các bức xúc của quần chúng.

Tuy nhiên tầm vóc của hai cuộc biểu tinh đã diễn ra khác nhau :

Thứ nhất là cuộc biểu tình tại Miến Ðiện đã đi quá nhanh chưa tạo được sự chín mùi về mục tiêu dân sinh nên chưa tạo được sự tập hợp đa dạng của quần chúng. Trong khi đó cuộc biểu tình dân oan tại Sài Gòn chỉ là đòi ruộng đất và nhà cửa không mở sang lãnh vực chính trị nên làm cho Hà Nội rất lúng túng trong cách giải quyết.

Thứ hai là cuộc tụ tập biểu tình tại Miến Ðiện có tiềm năng mở rộng sự lớn mạnh của phong trào dân chủ, đe dọa đến quyền lực của nhóm quân phiệt nên họ phải ra tay khống chế. Trong khi đó thì cuộc biểu tình của dân oan tại Sai Gòn tuy gây khó chịu cho trung ương nhưng vì phạm vi còn nhỏ nên không đe dọa sự tan rã của chế độ.

Thứ ba là sau khi đàn áp, quân phiệt Miến đã truy bức gay gắt thành phần lãnh đạo cuộc biểu tình, trong khi CSVN chỉ giải tán và đưa dân oan về địa phương vời lời hứa là sẽ giải quyết nguyện vọng của họ mà không có sự đàn áp khốc liệt nào như Miến Điện.

Với những điểm phân tích như trên, chúng tôi vẫn nghĩ rằng không thể kết luận là cuộc đấu tranh của nhân dân Miến Ðiện hay của đồng bào khiếu kiện tại Sài Gòn vừa qua là thất bại mà nó vẫn còn cơ hội bùng phát trở lại như hiện nay đang diễn ra tại Sài Gòn.

Chân Trời Mới : Từ những lý luận và diễn biến mà chúng ta vừa phân tích, chúng ta rút được kinh nghiệm như thế nào cho công cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam ?

Lý Thái Hùng : Qua cuộc biểu tình của cuộc đấu tranh vừa qua, tôi có thể rút ra bốn kinh nghiệm hay bốn bài học cho tương lai.

1/Cuộc biểu tình cần phải tổ chức đều khắp địa phương và thủ đô một cách liên tục hay xen kẽ để tạo áp lực và nơi nào dân chúng cũng bất mãn. Khi cuộc biểu tình diễn ra tại thủ đô, phải có một điểm tựa để tập hợp quần chúng ngày một đông hơn và nơi đó sẽ là nơi xuất phát các cuộc thách đố và đòi hỏi chính quyền phải đáp ứng.

2/Cuộc đấu tranh phải xuất phát từ những mục tiêu đấu tranh trong tầm tay và phải có thắng lợi trước khi chuyển sang mục tiêu cao hơn. Nó sẽ kích thích được sự tham gia của người dân ngày càng đông hơn, nhiều thành phần quần chúng sẽ tham gia làm cho phong trào lớn mạnh, lan rộng ra hơn trong quảng đại quần chúng.

3/Thành phần lãnh đạo cuộc đấu tranh phải hiện diện cùng với đoàn biểu tình và phải công khai xuất hiện trươc dư luận báo chí quốc tế để truyền đạt những thông điệp nhằm tranh thủ quần chúng tham gia và nhất là tạo sự hậu thuẫn quốc tế để khi chế độ ra tay đàn áp thì bị những áp lực của thế giới và của quần chúng mà phải chùn tay.

4/Chúng ta phải nắm được mạng truyền thông để có thể liên tục thông báo mọi diễn tiến tin tức trong và ngoài nước. Mạng truyền thông này không chỉ loan tải tin tức từ cuộc biểu tình ra bên ngoài mà ngược lại phải làm sao cho quần chúng hiểu biết để tích cực tham gia vào đoàn biểu tình. Song song, cần chuẩn bị chỗ an toàn để ban lãnh đạo phong trào có thể cầm cự khi chế độ tung chiến dịch đàn áp và càn quét.

Chân Trời Mới : Xin cảm ơn ông đã trả lời cuộc phỏng vấn và kính chào quý vị thính giả.

Sunday, October 7, 2007

Phật tử thế giới hậu thuẫn các tăng sĩ Miến Ðiện



04/10/2007 HT Thich Quang Do

Các cuộc biểu tình phản kháng của các tu sĩ Phật Giáo ở Myanmar trên đường phố thủ đô Yangon đã được giới tu sĩ đồng đạo khắp thế giới hậu thuẫn, trong đó có Đức Đạt Lai Lạt Ma và Hòa Thượng Thích Quảng Độ ở Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo tôn giáo nầy vốn cũng chẳng xa lạ gì đối với những hành động đàn áp của nhà cầm quyền.

Thông tấn xã AFP từ Bangkok đã đưa đi một bài viết dài nhắc lại sự kiện các nhà sư Myanmar bị nhà cầm quyền quân sự đàn áp thô bạo hồi tuần trước. Bản tin cho hay là trong tuần nầy, tiếng kinh kệ của hàng trăm nhà sư đã bị lột áo rồi tống giam vẫn còn được người ngoài nghe thấy từ bên trong nhà tù bít kín ngay thủ đô Yangon.

Lời kêu gọi tỉnh thức của họ đã được Phật Tử thế giới đón nhận, cũng bằng những cuộc tụ họp và đọc kinh cầu nguyện cho các tu sĩ mới vừa bị bắn giết và đánh đập đó.

Đức Đạt Lai Lạt Ma Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của nhân dân Tây Tạng nói rằng Ngài hoàn toàn ủng hộ cuộc tranh đấu đòi tự do dân chủ của các nhà sư Myanmar. Nhà lãnh đạo Phật Giáo Tây Tạng cũng vì bị đàn áp mà đã phải sống lưu vong từ năm 1959 đến giờ.

Tác giả bài viết cũng đã nhắc lại quá khứ bị đàn áp của các tu sĩ Phật Giáo Việt Nam trong đó gồm cả vụ tự thiêu hồi năm 1963 của Hòa Thượng Quảng Đức để phản kháng chế độ ở miền Nam Việt Nam lúc đó. Quan trọng hơn nữa, bài viết đã ghi lại sự kiện Hòa Thượng Thích Quảng Độ tới uỷ lạo, cho tiền và tỏ tình đoàn kết với những nông dân mất đất tại VN; đưa báo chí nhà nước Việt Nam đến chỗ mạnh mẽ đả kích Ngài và Giáo Hội lâu nay bị cấm hoạt động mà Ngài là một lãnh tụ.
Hoà Thượng Quảng Độ đã gởi nhiều tín điệp đề cập tới một cuộc đấu tranh chung với nhân dân Myanmar trong đó Ngài nhắc đến
sự kiện giới tu sĩ Phật Giáo ở cả Việt Nam lẫn Miến Điện đã từng bị nhà cầm quyền đàn áp trong non 200 năm qua.

Viện Trưởng Viện Hóa Đạo của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, năm nay 79 tuổi và là người đã được đề cử tranh giải Nobel Hòa Bình, cũng đã nhắc tới sự kiện trong mấy chục năm qua Phật Giáo hai nước đã bị đàn áp dưới chế độ quân phiệt và độc tài.

Theo tin của AFP thì trong bức thư bày tỏ hậu thuẫn dành cho cuộc tranh đấu của Phật Tử Myanmar, Hòa Thượng Quảng Độ cũng đã nói tới những hy sinh của các tăng ni Miến Điện trong thời gian họ nổi lên chống chế độ thuộc địa của người Anh.

Ngài đoan quyết trong thư rằng từ thuở đó đến giờ, lúc nào Phật Tử đôi bên cũng kết hợp tranh đấu đòi quyền sống và quyền tự do, coi đó là một ước nguyện chung của Phật Giáo ở cả hai nước.


Tin từ VOA

Người Việt Sánh Vai Cùng Ngưòi Miến Điện Tại San Francisco, Hoa Kỳ


Nam Tùng
Ngày 5 tha'ng 10, 2007

Một ngày nắng đẹp và hơi lạnh trong thành phố San Francsico vào buổi trưa Thứ Sáu 5/10. San Francisco là một trong thành phố không rộng đủ cung ứng lưu lựơng khách du lịch từ nhiều nơi kéo đến vào dịp cuối tuần. Đặc biệt hôm nay có thêm những người khách lạ họ đến không phải nhập dòng mua bán thường lệ. họ tập trung trước lãnh sự quán Trung Cộng (Chinese Consulate 1450 Laguna St. San Francisco) lúc 2 giờ trưa, nơi đây nhiều người khách của lãnh sự quán đang sắp hàng vào bên trong để làm thủ tục xin giấy thông hành. Người đi đường nhận ra ngay có thêm những người khách không mời của sứ quán họ đông hơn, y phục khác hơn. Đa số là những gương mặt khá trẻ từ 20 đến 35 tuổi chiếm đa số trong khỏang gần 500 người, họ mặc áo thun màu nâu đỏ tiệp màu cờ Miến Điện, có hai 3 lọai áo thun khác màu nhưng điểm giống nhau đó là có in hình ngôi sao trắng và chim đang bay (giống loài chim Lạc Việt trên Trống Đồng).

Đoàn người tuần hành đề phản đối quân phiệt độc tài Miến Điện đàn áp dân chúng trong những cuộc biểu tình tai Miến Điện kể từ ngày 18/9 và bị đàn áp mạnh mẽ vào ngày 25/09. Mật vụ an ninh Miến Điện tiếp tục lùng bắt những nhà đấu tranh trên quê hương họ.

Người lãnh tụ cuộc biểu tình anh Nyunt Than trên tay cầm cái loa kêu gọi có hành động đối phó trực tiếp đến chế độ quân phiệt không nên chỉ kêu gọi cấm vận kinh tế. Hãy giúp nguoi dân Miến Điện thóat khỏi sự đán áp của quân đội đầy đủ súng đạn, Liên Hiệp Quốc hãy đưa quân đội hòa bình đến can thiệp ngay. Tẩy chay thế vận hội 2008 tại Trung Quốc vì đứng bên cạnh nhóm độc tài quân phiệt Miến Điện, hãy trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi…

Hòa trong đoàn biểu tình đông có những đảng viên Việt Tân với những biểu ngữ đòi dân chủ tự do cho dân tộc Miến Điện và dân tộc Việt Nam. Cờ vàng 3 sọc đỏ có dịp tung bay cùng quốc kỳ nước bạn. Nếu chú ý sẽ thấy lá cờ xanh có quốc hoa trắng hiện diện chia xẻ nỗi đau buồn cùng dân tộc Miến Điện. Chị Diệu Chân đại diện Việt Tân được ban tổ chức mời phát biểu vào lúc 3PM. Nhiều tràng pháo tay khi chị Diệu Chân minh danh là người Việt Nam đến để cùng đấu tranh cho tự do dân chủ Miến Điện.

Nhìn chung đây là một tập hợp gây được chú ý của truyền thông lớn của địa phương, trong những phóng viên có mặt có phóng viên việt ngữ đài VOA chị Diễm Hương và Lê Thanh Tùng của Sóng Việt Radio 14230 San Jose đến thu hình lấy tin.

Điểm son của ban tổ chức đó là tập trung khá nhiều sinh viên, thanh niên trẻ tham dự, tổ chức khá chu đáo với khí thế cao mang đầy niềm tin dân tộc Miến Điện sẽ thoàt khỏi ách thống trị độc tài quân phiệt trong một ngày không xa trên quê hương của họ.

Friday, October 5, 2007

NgÜ©i Dân Mi‰n ñiŒn Bùng DÆy BÃt ChÃp S¿ ñe D†a
Minh DÛng

(VNN)

TÓi ngày 24 tháng 9, qua hŒ thÓng truyŠn thông nhà nܧc, chính quyŠn quân phiŒt Mi‰n ñiŒn cûa tܧng Than Shwe Çã cho phát nh»ng l©i hæm d†a së b¡t bÕ tù h‰t bÃt kÿ ai còn ti‰p tøc xuÓng ÇÜ©ng tham gia bi‹u tình, Ç¥c biŒt là các tæng ni PhÆt giáo, thành phÀn sách Ƕng. L©i hæm d†a này coi nhÜ loan Çi vào khoäng không vì liên ti‰p trong cä tuÀn qua ngÜ©i dân Mi‰n ñiŒn ª Rangoon và tåi các Çô thÎ l§n vÅn xuÓng ÇÜ©ng bi‹u tình Çông hÖn bÃt chÃp viŒc chính quyŠn có th‹ ra tay Çàn áp bÃt cÙ lúc nào. Cu¶c bi‹u tình ngày thÙ hai 24/9 tåi Rangoon Çã lên ljn cä 100 ngàn ngÜ©i không còn gi§i hån trong chuyŒn phän ÇÓi viŒc nhà nܧc tæng giá sinh hoåt mà còn Çòi phäi trä t¿ do cho nhà ÇÃu tranh dân chû Aung San Suu Kyi và các ti‰ng nói ÇÓi lÆp khác. ñoàn bi‹u tình Çã có s¿ tham gia cûa rÃt nhiŠu nhà væn, nhà báo, ca sï, tài tº n°i ti‰ng cûa Mi‰n ñiŒn.

Theo m¶t nguÒn tin tØ Rangoon thì chính quyŠn tܧng Than Shwe Çã ÇiŠu Ƕng hai sÜ Çoàn ljn Rangoon Ç‹ dËp bi‹u tình, nhiŠu binh lính và cänh sát dã chi‰n tay cÀm vÛ khí ngÒi trên các xe nhà binh chåy kh¡p các nÈo ÇÜ©ng ª Rangoon Ç‹ thÎ uy nhÜng chÜa có lŒnh ra tay vì các Çoàn bi‹u tình quá Çông mà rÃt trÆt t¿, Ç¥c biŒt là không có chuyŒn båo Ƕng. CÛng theo nguÒn tin này thì m¶t sÓ cänh sát Çã ÇÜ®c lŒnh cåo ÇÀu, cho bÆn áo cà sa ch© dÎp thuÆn tiŒn là trà tr¶n vào Çoàn bi‹u tình rÒi gây båo Ƕng, chính quyŠn së viŒn c§ bi‹u tình båo Ƕng Ç‹ Çàn áp. Bà Aung San Suu Kyi, nhà ÇÃu tranh dân chû Çang bÎ cänh sát ljn nhà ÇÜa vào tråi tù Insein Ç‹ khÕi g¥p Çoàn bi‹u tình nhÜ ngày 22 tháng 9 vØa qua.

Trܧc tình hình cæng th£ng Çó T°ng thÜ kš Liên HiŒp QuÓc là ông Ban Ki Moon Çã lên ti‰ng kêu g†i chính quyŠn Mi‰n ñiên phäi t¿ ch‰, không ÇÜ®c sº døng vÛ l¿c Çàn áp ngÜ©i dân bi‹u tình. B¶ Ngoåi giao Anh quÓc nói r¢ng dùng vÛ l¿c Ç‹ Çàn áp chÌ làm cho tình hình tÒi tŒ thêm chÙ không giäi quy‰t ÇÜ®c chuyŒn gì, Çó là chÜa k‹ ljn viŒc bÎ các nܧc ch‰ tài månh hÖn n»a, trong Çó có Anh quÓc. ñÙc quÓc thì tuyên bÓ ûng h¶ nh»ng ngÜ©i bi‹u tình bÃt båo Ƕng vì cho Çó là hành Ƕng thích Çáng Ç‹ nói lên nguyŒn v†ng cûa mình. ñÙc ña Lai Lama 14, vÎ PhÆt sÓng cûa Tây Tång Çang ª Pháp lên ti‰ng hoàn toàn ûng h¶ chuyŒn xuÓng ÇÜ©ng bi‹u tình cûa tæng ni Mi‰n ñiŒn. VŠ phía Hoa Kÿ, trong bài diÍn væn cûa T°ng thÓng Bush džc tåi ñåi h¶i Liên HiŒp QuÓc vào ngày 25 tháng 9 nói là së ÇÜa vÃn ÇŠ Mi‰n ñiŒn ra H¶i ÇÒng Bäo an Liên HiŒp QuÓc bàn, nhÜng trܧc Çó ÇŠ nghÎ LHQ phäi có thêm các biŒn pháp m§i Ç‹ trØng phåt Mi‰n ñiŒn. Ông Bush còn cho hay r¢ng Hoa Kÿ Çang thäo luÆn v§i các quÓc gia trong vùng ñông Nam Á Ç‹ tìm phÜÖng pháp tÓt nhÃt cho chính quyŠn quân phiŒt ÇÓi thoåi v§i phía bi‹u tình chÓng ÇÓi và v§i bà Aung San Suu Kyi. Yêu cÀu chính quyŠn tܧng Than Shwe phäi tôn tr†ng quyŠn Çòi hÕi t¿ do dân chû cûa ngÜ©i dân. Hoa kÿ Çã quy‰t ÇÎnh ch‰ tài thêm và Çình chÌ viŒc cÃp visa vào MÏ cho tÃt cä các quan chÙc cao cÃp và gia Çình trong chính quyŠn quân phiŒt Mi‰n ñiŒn. Tokyo thì im ti‰ng cho ljn khi m¶t kš giä NhÆt bÎ lính Mi‰n ñiŒn b¡n ch‰t trong khi Çi thu tin m§i lên án và Çã gªi ngay m¶t nhân viên cao cÃp b¶ Ngoåi giao sang Mi‰n ñiŒn tr¿c ti‰p yêu cÀu chính quyŠn cûa tܧng Than Shwe ngÜng ngay viŒc sº døng båo l¿c Çàn áp bi‹u tình.

Trܧc phän Ùng månh cûa c¶ng ÇÒng th‰ gi§i nên B¡c Kinh không còn cách nào hÖn là khuyên tܧng Than Shwe nên tìm cách giäi quy‰t trong ôn hòa. Cho ljn th©i Çi‹m này Çã có khoäng 9 ngÜ©i bÎ b¡n ch‰t và hàng træm ngÜ©i khác bÎ thÜÖng.

Ai Çã gây nên cu¶c ÇÅm máu này? Thû phåm là chính quyŠn Ƕc tài quân phiŒt Mi‰n ñiŒn, ngÜ©i dân không có m¶t tÃc s¡t trong tay, chÌ Çi bi‹u tình trong ôn hòa Ç‹ Çòi nh»ng nguyŒn v†ng chính Çáng thì không th‹ Ç° l‡i cho h†. ñó là l©i bình luÆn cûa hÀu h‰t các nhà ngoåi giao phÜÖng Tây.

Tình hình Mi‰n ñiŒn Çang sôi bÕng, cä th‰ gi§i ÇŠu quan tâm theo dõi tØng gi©, tØng phút. ViŒt Nam ª cách Mi‰n ñiŒn không xa, th‰ mà tin tÙc vŠ nh»ng cu¶c bi‹u tình l§n tåi nܧc này trong suÓt tuÀn qua ch£ng có bao nhiêu t© báo ª ViŒt Nam Çæng täi, n‰u có thì cÛng chÌ ph§t qua cho xong chuyŒn. Lš do cÛng dÍ hi‹u vì chính quyŠn Hà N¶i Çâu muÓn ngÜ©i dân bi‰t ljn chuyŒn làn sóng Çòi t¿ do dân chû ª Mi‰n ñiŒn Çang dâng cao. NhÜng v§i th©i Çåi tin h†c ngày nay làm sao Hà N¶i giÃu cho n°i.